Múa xòe Thái và cồng chiêng Tây Nguyên hẹn nhau ở thủ đô ~ CÁC WEB SITE RAO VẶT

Friday, December 1, 2023

Múa xòe Thái và cồng chiêng Tây Nguyên hẹn nhau ở thủ đô

Du khách check-in với không gian giới thiệu di sản văn hóa xòe Thái - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Du khách check-in với không gian giới thiệu di sản văn hóa xòe Thái – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chiều 1-12, công chúng thủ đô đã được tận mắt chiêm ngưỡng những điệu xòe của các cô gái Thái đến từ Yên Bái và màn biểu diễn cồng chiêng của các nghệ nhân dân tộc Ba Na tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Hoạt động nằm trong chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Cục Du lịch Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Lê Phúc – phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam – cho biết du lịch di sản văn hóa được xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam, và là một thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam.

“Thông qua chương trình này, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam mong muốn các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa đất nước ta”, ông Phúc chia sẻ.

Không gian cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Không gian cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Tại sự kiện, hai không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật xòe Thái được trưng bày với nhiều sản phẩm đặc trưng của người Ba Na, người Thái sẽ mang tới cho công chúng những câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể này.

Đồng thời, các nghệ nhân, người dân tộc đang trực tiếp gìn giữ và bảo tồn các nét văn hóa đẹp này sẽ giúp công chúng hiểu hơn về cách họ đang thực hành, phát huy các giá trị di sản đó tại địa phương như thế nào.

Các nghệ nhân, người dân Ba Na vượt ngàn cây số đến thủ đô quảng bá văn hóa địa phương - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Các nghệ nhân, người dân Ba Na vượt ngàn cây số đến thủ đô quảng bá văn hóa địa phương – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đến Hà Nội trong một ngày mùa đông, anh Đinh Hnhot (huyện Kbang, Gia Lai) mong người dân thủ đô có thể hiểu hơn về văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên.

“Chúng tôi sẽ đánh chiêng, múa cho đẹp để người dân, du khách được đến xem. Từ khi cồng chiêng Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ, bảo tồn. Ở làng, xã chúng tôi thường xuyên đánh cồng chiêng trong các ngày lễ lớn, quảng bá tới khách du lịch”, anh Hnhot nói.

Xòe Thái là điệu múa truyền thống của người Thái được sử dụng trong nhiều hoạt động của cộng đồng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Xòe Thái là điệu múa truyền thống của người Thái được sử dụng trong nhiều hoạt động của cộng đồng – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Còn chị Đinh Thị Hiến chia sẻ tại xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái), mỗi xóm, bản lại có một đội văn nghệ để cùng nhau gìn giữ các điệu xòe cổ và truyền dạy cho thế hệ sau.

“Điệu xòe Thái của chúng mình thì bà con ai cũng biết, khi có các hoạt động du lịch tại địa phương đều mang điệu xòe giới thiệu với du khách, gắn với du lịch văn hóa.

Khi du lịch về với bản làng, đời sống của chúng mình thay đổi rất nhiều, mình vừa được học hỏi cái mới, vừa được trình diễn các điệu múa xòe, các nét văn hóa của dân tộc mình”, chị Hiến chia sẻ.

Với thông điệp hãy cùng “lên Tây Bắc – về Tây Nguyên, cùng cộng đồng đưa di sản đến với du lịch”, mỗi du khách đến đây sẽ được gặp gỡ các cộng đồng, trực tiếp giao lưu và nghe chia sẻ từ cộng đồng sẽ thêm hiểu, yêu mến và trân quý các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và chung tay cùng cộng đồng phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam.

Sự kiện diễn ra trong hai ngày 1-12 và 2-12 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Độc đáo lớp học cồng chiêngĐộc đáo lớp học cồng chiêng

TTO – Trong trí nhớ của thầy giáo Điểu Nhin, ngày vui, sự kiện lớn của dòng họ, tiếng cồng chiêng luôn là một phần không thể thiếu. Lớp học này là cách để thầy giáo Điểu Nhin gửi gắm tình yêu, niềm tự hào với văn hóa dân tộc.

Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Post a Comment