Mẹ tôi là người Việt Nam. Nhờ có mẹ, từ nhỏ tôi đã được tiếp xúc với ẩm thực Việt và trải nghiệm rất nhiều món ăn địa phương mà các bạn đồng trang lứa ít khi được thử qua.
Thỉnh thoảng mẹ tôi còn đích thân nấu những món ăn Việt, đặc biệt là phở, mà hương thơm dịu nhẹ của nồi nước dùng đang sôi, mùi thịt bò, hành ngò thoảng qua đã trở thành một phần không thể thiếu trong tôi.
Chính vì đã quen với những trải nghiệm này, mỗi khi ăn phở trong bữa ăn ở trường, tôi hay so sánh với phở mẹ nấu. Bát phở ở căng tin trường không thể nào chạm tới chuẩn mực mà phở mẹ đã đặt ra trong tôi. Có thể do đặc thù phải nấu với số lượng lớn, hương vị của phở bị giảm đi đáng kể so với phở Việt Nam chính gốc.
Dù hiểu rằng đây là điều khó tránh khỏi, nhưng với một người yêu thích phở như tôi, đó thực sự là điều rất đáng tiếc. Vì vậy, tôi muốn giải thích từng lý do một.
Đầu tiên là nguyên liệu. Mẹ tôi hay nấu phở theo cách đơn giản nhất – không cầu kỳ, không thêm thắt. Chỉ có phở, thịt bò, hành lá, và một chút chanh, nước mắm, tất cả đều mang hương vị thanh thoát tự nhiên.
Thế nhưng, ở căng tin, phở lại được trang trí thêm bằng những lát ớt đỏ rực và các loại gia vị khác mà tôi chưa từng thấy ở Việt Nam, khiến cho món ăn trở nên xa lạ, thiếu đi nét đặc trưng của phở Việt.
Và một điều khác nữa là nước dùng. Do phải nấu nhanh và với số lượng lớn, bữa ăn tập thể thường dùng nước dùng làm sẵn. Trong khi để có nước dùng ngon, ở nhà mẹ phải ninh xương nhiều giờ để có nước trong, độ ngọt sâu và đậm đà.
Tôi chưa từng được nhìn tận mắt phở được nấu ở Việt Nam như thế nào, nhưng tôi thấy được sự khác nhau rất lớn khi so sánh giữa nước dùng phở trong bữa ăn tập thể với nước dùng mẹ nấu.
Nước dùng ở bếp tập thể thường là loại được nấu nhanh, sôi vội, thiếu đi cái ngọt tự nhiên. Khi ăn, tôi chỉ ước ao có thể được nhấp lại cái vị nước phở mà tôi từng quen thuộc.
Rồi đến sợi bánh phở, điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại quan trọng vô cùng. Mặc dù hình dạng của sợi phở khá giống nhau, nhưng hương vị lại có chút khác biệt.
Phở ở Việt Nam có sợi bánh mỏng, mềm dai vừa đủ, tạo cảm giác hài hòa khi kết hợp với nước dùng. Nhưng ở trường, sợi phở dày và dễ bị đứt, không giữ được độ mềm dai mà tôi từng biết, từng ưa thích. Điều này khiến tôi có cảm giác như mình đang ăn một món phở “không trọn vẹn”, nơi mọi thứ chỉ dừng lại ở cái tên mà thôi.
Lý do thứ hai là sự khác nhau trong cách chế biến. Vì nhiều học sinh phải ăn cùng một lúc, nên trong bữa ăn tập thể thường sử dụng phương pháp nấu sẵn sợi phở. Cách phục vụ phở trong bữa ăn tập thể thường là nấu sẵn sợi phở, sau đó cho gia vị lên trên và đổ nước dùng vừa nấu vào khi phục vụ.
Đây có thể là một phương pháp hợp lý trong điều kiện hạn chế trong nhà ăn, nhưng nó cũng dẫn đến việc thức ăn có thể nguội đi trước khi các món ăn khác được bày biện hoàn tất, và thật khó để duy trì hương vị ban đầu.
Cuối cùng là cách chế biến. Ở căng tin, phở được nấu sẵn với số lượng lớn với cách phục vụ là nấu sẵn sợi phở, sau đó cho gia vị lên trên và đổ nước dùng vừa nấu vào khi phục vụ. Thức ăn không còn giữ được độ nóng hổi, cũng chẳng còn vị nguyên sơ. Cái tinh túy của phở, vốn dĩ là phải được ăn ngay khi nồi nước vẫn còn nóng, từng sợi phở mềm mại hòa quyện với nước dùng ngọt ngào, giờ đây lại trở nên nhạt nhẽo, nguội lạnh.
Dù hiểu rằng có những hạn chế nhất định trong việc phục vụ số đông, tôi vẫn không thể ngăn bản thân so sánh vì tôi có nhiều kỳ vọng và tình cảm với phở, nên sự khác biệt này trở nên rõ ràng hơn.
Phở mẹ nấu không chỉ là một món ăn, mà còn là cả ký ức, là tình thương và sự quan tâm của mẹ gửi gắm qua từng lát thịt, từng ngọn hành. Và mỗi lần nhớ về phở mẹ nấu, tôi càng thêm nuối tiếc vì bát phở ở căng tin trường chẳng thể nào bù đắp được nỗi nhớ ấy.
Cuộc thi viết Phở Việt trong mắt tôi
Nằm trong chuỗi hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam thuộc chương trình “Ngày của Phở” do báo Tuổi Trẻ khởi xướng, cuộc thi viết “Phở Việt trong mắt tôi” được phát động nhân sự kiện Vietnam Phở Festival 2024, diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 5, 6-10 vừa qua.
Cuộc thi dành cho du học sinh Việt Nam, sinh viên Hàn Quốc đang học tập trong các trường đại học tại Hàn Quốc, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc và công dân Hàn Quốc; là nơi để họ chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ về phở, những kỷ niệm về đất nước, con người Việt Nam hoặc Hàn Quốc gắn liền với món phở, kỷ niệm về một nhân vật có thật, gắn bó hoặc có ảnh hưởng với món ăn truyền thống này.
Những bài viết hay, ấn tượng có cơ hội nhận giải:
01 giải nhất: Trị giá 20.000.000 đồng.
01 giải nhì: Mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng.
01 giải ba: Mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
03 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
01 giải Bài viết được bạn đọc yêu thích nhất (bài có số lượt like cao nhất trên Tuổi Trẻ Online): Trị giá 10.000.000 đồng.
01 giải cho người có nhiều bài dự thi nhất: Trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức nhận bài dự thi trước 7-10-2024, dự kiến công bố giải vào ngày 12-12-2024.
Ngày của Phở 12-12 là chương trình do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng và liên tục tổ chức từ năm 2017 đến nay. Từ năm 2018, ngày 12-12 chính thức được xác lập là “Ngày của phở Việt Nam”.
Hiện “Ngày của Phở” đã trở thành một hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực thường niên quan trọng, góp phần nâng tầm và lan tỏa mạnh mẽ món Phở nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói chung ra khắp thế giới.
Trong “Ngày của Phở”, rất nhiều hoạt động được tổ chức như: cuộc thi Ký ức về phở; Hiến kế phát triển Ngày của phở; Triển lãm phở và Hành trình trở về phở xưa; Bình chọn những quán phở được ưa thích nhất hay cuộc thi ảnh và viết Phở trong tôi…
Đặc biệt cuộc thi Đi tìm người nấu phở ngon với danh hiệu Hoa hồi vàng thu hút nhiều đầu bếp trẻ tham gia và đoạt giải. Nhiều tổ chức, đơn vị, quán phở nổi tiếng ở khắp cả nước đã cùng hưởng ứng, đồng hành quảng bá cùng Ngày của phở 12-12 trong suốt 7 năm qua.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Post a Comment